Tìm hiểu rào cản tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ di cư và các mô hình can thiệp (A review of barriers in accessing reproductive health services and current intervention models for female migrants)

Vũ Thị Hoàng Lan

Tóm tắt


Nghiên cứu này nhằm phân tích rào cản văn hóa xã hội và chính sách trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của người di cư và rà soát các mô hình can thiệp chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) cho phụ nữ di cư và đưa ra các khuyến nghị về mô hình can thiệp hiệu quả và phù hợp hơn với phụ nữ di cư. Nghiên cứu áp dụng phương pháp tổng quan tài liệu các nghiên cứu trong vòng 20 năm để tìm hiểu các rào cản văn hóa, xã hội, chính sách trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như phỏng vấn sâu các cán bộ thực hiện các chương trình can thiệp CSSKSS cho người di cư. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các rào cản tiếp cận dịch vụ SKSS bao gồm thiếu khuôn khổ pháp lý bảo vệ người di cư, bảo hiểm y tế, thái độ của chính quyền với người di cư, tình trạng cư trú lưu động, thời gian làm việc dài, thu nhập thấp, chi phí khám chữa bệnh cao, thiếu hiểu biết về SKSS/SKTD. Các mô hình can thiệp hiện tại chưa giải quyết được các rào cản một cách toàn diện, tính bền vững của mô hình còn thấp. Khuyến nghị: Di cư là một mắt xích còn thiếu trong các chính sách phát triển của Việt Nam. Mặc dù xu hướng di cư trong nước ngày càng tăng nhưng cho đến nay Việt Nam vẫn chưa thực sự có các chính sách, giải pháp phù hợp cho vấn đề di cư trong nước. Các nhà hoạch định chính sách cần coi người di cư là một nhóm cần ưu tiên cho các can thiệp về chăm sóc sức khỏe và CSSKSS.

English abstract

This study aims to identify social/cultural/structural barriers in accessing reproductive health services among female migrants as well as to review current intervention models in order to make recommendations for future interventions. The study has a literature review and employs in-depth interview to collect information about social/cultural barriers in accessing reproductive health services among female migrants in Vietnam. Results indicated that significant barriers in accessing reproductive health services were: lack of legal status/social protection, health insurance, attitudes of local authorities towards migrants, long working time, mobility status, high medical cost, low income, and lack of knowledge about sexual and reproductive health. Current intervention models have not yet addressed these barriers effectively and the sustainability of those models is low. Recommendations: Migration is a missing link in the current development of policies. Despite the increasing trend of internal migration in Vietnam, the government has so far kept a distance from voluntary internal migration and related issues. As the trend of internal migration increases significantly over time and the reported risks associated with migration process, the Government should recognize migrants as a priority group for their sexual and reproductive health interventions.



Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Đặng Nguyên Anh, Cecilia Tacoli, and Hoang Xuan Thanh. Di cư ở Việt Nam: Tổng kết thông tin về các xu hướng và mô hình hiện tại và các tác động chính sách. Tài liệu chuẩn bị cho Hội nghị khu vực về Di cư, Phát triển và những lựa chọn chính sách hỗ trợ người nghèo ở Châu Á, Dhake, Bangladesh, 22-24/6/2003.

Bộ Y tế. Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Quyết định 36/2004/QĐ-TTG.

Đỗ Thị Như Tâm (2006). Tính chất dễ bị tổn thương của người lao động nữ di cư làm việc trong các nhà máy với HIV/AIDS ở Việt Nam. Bản tin về người lao động Châu Á, 47.

Liên hợp quốc Việt Nam (2010). Báo cáo Di cư trong nước: Cơ hội và Thách thức đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Hường and Khuất Thu Hồng (2010). Đời sống tình dục "con lắc" của người di cư. Nghiên cứu định tính trong nhóm người di cư tại Hà nội và TP HCM. Nhà xuất bản Thế giới.

Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2010). Người giúp việc gia đình di cư và không di cư tại Hà Nội: Sự phân biệt công việc gia đình. Báo cáo phân tích chính sách của trường đại học UMEA, 22.

Tổng Cục Thống Kê. Báo cáo điều tra di cư năm 2004., Nhà xuất bản thế giới.

Trương Hiền Anh. Báo cáo về sức khỏe sinh sản của lao động nữ di cư tại Hà Nội: Hiện trạng và những tác động chính sách. Hội thảo về Di cư, Phát triển và Giảm đói nghèo (2009).

Ủy ban quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình. Chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010.

Ủy ban quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình. Chiến lược Dân số và Sức khỏe Sinh sản năm 2011-2010.

Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Nghị định số 178/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm.

Viện phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng - Light. Tổng kết các biện pháp can thiệp chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người di cư tại Việt Nam trong giai đoạn 2000-2008. 2009.