Giá trị, độ tin cậy của thang đo trầm cảm của vị thành niên và thanh niên và một số yếu tố liên quan tại huyện Chí Linh, Hải Dương năm 2006 (Validity and reliability of the depression scale for the youth and adolescent and related factors in Chi Linh district, Hai Duong province)
Tóm tắt
Trầm cảm là một trong những vấn đề về sức khỏe tâm thần của vị thành niên và thanh niên có tác động nhiều tới các hành vi nguy cơ đối với sức khỏe. Trước những tác động tiêu cực do trầm cảm gây ra, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần nhận thấy cần phải thực hiện các nghiên cứu cộng đồng liên quan tới sức khỏe tâm thần nói chung và trầm cảm nói riêng của vị thành niên và thanh niên. Cho đến nay chỉ có một nghiên cứu công bố kết quả kiểm định giá trị và độ tin cậy của công cụ đo lường trầm cảm của học sinh tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Mục tiêu nghiên cứu này nhằm: (1) Xây dựng và bước đầu đánh giá giá trị và độ tin cậy của thang đo trầm cảm của vị thành niên và thanh niên tại 7 xã/thị chấn thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương; (2) tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố dân số xã hội và mức độ trầm cảm của những đối tượng trên. Thang đo trầm cảm được chúng tôi dịch dựa trên thang đo trầm cảm của Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ học (CES-D), Mỹ và xây dựng theo quy trình cụ thể, sau đó được kiểm định với 12.447 vị thành niên và thanh niên huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Kết quả phân tích thành tố thăm dò (EFA) cho thấy thang đo trầm cảm bao gồm 16 mục phân thành 02 nhóm thành tố rõ ràng có mối liên quan tương đối cao (>0,3) trong mỗi thành tố. Thang đo có độ tin cậy cao về sự nhất quán bên trong: thành tố 1 với Cronbach’s Alpha=0.91; thành tố 2 với Cronbach’s Alpha=0.75. Tham số Cronbach’s Alpha chung cho cả thang đo sự trầm cảm là 0.82, cho thấy 16 biến số liên quan chặt chẽ với nhau. Công cụ này đảm bảo chất lượng, và có thể sử dụng trong các nghiên cứu cộng đồng với đối tượng vị thành niên và thanh niên huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương nói riêng và Việt Nam nói chung. Các yếu tố như tuổi, giới, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn và khu vực sống đều có mối liên quan với điểm trung bình đo lường sự trầm cảm.
English Abstract
Depression is one of the mental health problems among youths and adolescents, which has great impacts on health risk behaviors. Regarding the negative consequences caused by depression, researchers in this field perceive the importance of conducting community-based studies on mental health in general and depression in particular among youths and adolescents. There has been so far only one study publishing the results of construct validity and internal consistency reliability of the scale measuring depression of the youth and adolescent in Chi Linh district, Hai Duong province. This study' s objectives are (1) to develop and measure the validity and internal consistency reliability of the depression scale in seven district towns/communes of Chi Linh district, Hai Duong province, and (2) to identify the relationship between the socio demographic variables and the mean score of depression measuring scale variable. The depression scale was translated from the scale of the Centre for Epidemiological Studies - Depression Scale (CES-D) in the United States and adapted in the Chi Linh district context. The revised scale was then applied to 12,447 youths and adolescents. The result from exploratory factor analysis shows that the depression scale of sixteen items was divided into two separate components. The items in each component are relatively correlated (r >0.3). Components one and two have high internal consistency reliability, with Cronbach's Alpha=0.91 and 0.75 respectively. Cronbach's Alpha which measures the internal consistency reliability among 16 items is 0.82. All tested socio demographic variables are related to the total mean score of depression measuring scale variable. This scale could be used in the community-based studies for the youth and adolescent in Chi Linh district, Hai Duong province and Viet Nam as well.
Từ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Tài liệu tiếng Việt
Nguyễn Thanh Hương, Lê Vũ Anh & Dunne, M (2007). "Giá trị và độ tin cậy của hai thang đo trầm cảm và lo âu sử dụng trong nghiên cứu cộng đồng với đối tượng vị thành niên". Tạp chí Y tế công cộng, 7(7): 25-31.
Tài liệu tiếng Anh
Beck, A. T.,et al (1961). "An inventory for measuring depression". Archives of General Psychiatry, 4: 561-571.
Burns1, J. R. & Rapee, R. M. (2006). "Adolescent mental health literacy: Young peoples knowledge of depression and help seeking". Journal of Adolescence, 29: 225-239.
Chena, G.,et al ( 2005 ). "Psychological symptoms and nonfatal unintentional injuries among Chinese adolescents: a prospective study". Journal of Adolescent Health, 37: 460- 466.
Cheung, K. C. & Bagley, C. (1998). "Validating an American Scale in Hong Kong: The Center for Epidemiological Studies Depression Scale (CES-D)". The Journal of Psychology, 132(2): 169-186.
Grietens, H., Geeraert, L. & Hellinck, W. (2004). "A scale for home visiting nurses to identify risks of physical abuse and neglect among mothers with newborn infants". Child Abuse & Neglect, 28: 321-37.
Guillemin, F., Bombardier, C. & Beaton, D. (1993). "Cross-cultural adaptation of health related quality of life measures: literature review and proposed guideline". Journal of Clinical Epidemiology, 46: 1417-1432.
Hanh, V. T. X., Guillemin, F., Cong, D. D. & et al. (2005). "Health related quality of life of adolescents in Vietnam: cross-cultural adaptation and validation of the Adolescent Duke Health Profile". Journal of Adolescence, 28:127-146.
Irwin, C. E., Burg, S. J. & Cart, C. U. (2002). "Americas adolescents: Where have we been, where are we go". Journal of Adolescent Health, 31: 91-121.
Kojima, M.,et al (2002). "Cross-cutural validation of the Beck Depression Inventory-II in Japan". Psychiatry Research, 110: 291-299.
Lehrer, J. A., Shrier, L. A., Gortmaker, S. & Buka, S. (2006). "Depressive Symptoms as a Longitudinal Predictor of Sexual Risk Behaviors Among US Middle and High School Students". Journal of the American Academy of Pediatrics, 118: 189-200.
Pallant, J. (2001). SPSS survival guide: a step by step guide to data analysis using SPSS. Allen & Unwin. 153-65.
Pincus, T., Williams, A. C. d. C., Vogel, S. & Field, A. (2004). "The development and testing of the depression, anxiety, and positive outlook scale (DAPOS)". Pain, 109: 181-188.
Radloff, L. S. (1977). "The CES-D Scale: A Self-Report Depression Scale for Research in the General Population". Applied Psychological Measurement, 1(3): 385-401.
Tuan, T., Lan, P. T., Harpham, T. & et al. (2003). Young Lives Premilinary Country Report: Vietnam, An International Study of Childhood Poverty. Save the Children UK.
WHO (1994) The development of the World Health Organization quality of life assessment instrument (the WHOQOL). In ORLEY, J. & KUYKEN, W. (Eds.) Quality of Life Assessment: International Perspectives. Berlin: Springer.
Woo, B. S. C., Chang, W. C., Fung, D. S. S. & et al. (2004). "Development and validation of a depression scale for Asian adolescents", Journal of Adolecence, 27: 677-689.