Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em 6-60 tháng tuổi trong bệnh viện bằng phương pháp nhân trắc và phương pháp SGA (Assessment of nutritional status of hospitalised children aged 6 -60 months by anthropometrical method and SGA tool)
Tóm tắt
Nghiên cứu có mục tiêu so sánh giữa đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em trong bệnh viện bằng phương pháp đo các chỉ số nhân trắc và bằng công cụ đánh giá SGA (phương pháp SGA). Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 330 đối tượng trẻ từ 6 đến 60 tháng tuổi được điều trị tại Khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương từ tháng 5-11/2009. Kết quả cho thấy: Khẩu phần năng lượng của trẻ em dưới 5 tuổi thấp hơn nhu cầu khuyến nghị từ 10 đến 30%. Tỷ lệ đóng góp của khẩu phần li pít (22,4-29,3%) trong tổng nhu cầu năng lượng chưa đạt theo nhu cầu. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo đánh giá bằng các chỉ số nhân trắc (cân nặng, chiều cao) theo tuổi thấp hơn nhiều so với tỷ lệ này khi đánh giá bằng phương pháp SGA. Không có sự khác biệt ở cả ba thể suy dinh dưỡng (theo phương pháp nhân trắc): nhẹ cân, thấp còi và gầy còm (P > 0,05) nhưng có sự khác biệt về suy dinh dưỡng theo phương pháp SGA giữa nhóm trẻ dưới 24 tháng và trên 24 tháng tuổi (P < 0,05).
English abstract:
The purpose of the study is to compare assessment of nutritional status of hospitalized children by anthropometrical method and by SGA tool. A cross-sectional study was conducted with involvement of 330 hospitalized children from 6-60 months of age in Pediatric Department of Hai Duong General Hospital from May to November, 2009. The results show that: Energy intake of hospitalized children was from 10 to 30% lower than that in the recommended guidelines. Contribution in term of energy of lipid intake (22.4-29.3%) in total of energy requirement did not meet the recommended guidelines. Prevalence of malnutrition by anthropometrical method (weight, height) by age was much lower than that of malnutrition by SGA tool. There was no significant difference in malnutrition status by anthropometrical method including underweight, stunting and wasting (P > 0.05), but there was a significant difference in malnutrition status by SGA tool between age groups (below 24 months and above 24 months of age) (P<0.05).
Từ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Tiếng Việt
Hà Huy Khôi, Lê Thị Hợp. Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng. Nhà Xuất bản Y học, 2012, 57-61.
Lê Thị Hợp. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. Nhà Xuất bản Y học, 2004, 20-31.
Phạm Thu Hương, Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Bích Ngọc, Trần Châu Quyên, Nghiêm Nguyệt Thu, Phạm Thắng. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nhập viện khoa tiêu hóa và nội tiết tại bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm. Số 3+4, 2006, 85-91.
Tiếng Anh
Chalermporn Rojratsrikul. Application of Generated
Subjective Global Assessment as a Screening tool for malnutrition in pediatric patients. J Med Assoc Thai 2004; 876(8): 939-46.
Donna J. Secker, Khursheed N. Jeejeebhoy. Subjective
Global Nutrition Assessment for Children. Am J Clin Butr 2007;85: 1083-9.
Fiaccadori E. et al. Prevalence and clinical outcome associated with preexisting malnutrition in acute renal failure: a prospective cohort study. J Am Soc Nephrol, 1999 Mar;10(3):581-93.
Prasong Tienboon. Nutrition problems of hospitalized children in a developing country: Thai land. Asia Pacific J Clin Nutr (2002) 11(4):258-262.
Rosalind S. Gibson. Principles of Nutrition Assessment. Oxford University Press, 1990.