Thực trạng cận thị học đường và một số yếu tố liên quan tại trường Trung học Cơ sở Phan Chu Trinh, quận Ba Đình, Hà Nội năm 2010 (Myopia and related risk factors in Phan Chu Trinh Secondary School, Ba Dinh district, Hanoi in 2010)

Vũ Thị Hoàng Lan, Nguyễn Thị Minh Thái

Tóm tắt


Cận  thị  học  đường  là bệnh  khá phổ biến ở  Việt Nam, gây ảnh hưởng  đến khả năng  học  tập và sức khỏe của trẻ. Nghiên  cứu tiến hành tại trường  THCS Phan Chu Trinh tại Quận Ba Đình, Hà Nội nhằm tìm hiểu thực trạng  cận thị và một số yếu tố liên  quan. Áp dụng thiết kế cắt ngang, nghiên  cứu khám lâm sàng 332 học sinh trong trường và phát vấn người chăm sóc chính (NCSC) của các học sinh này. Kết quả nghiên  cứu cho thấy tỷ lệ cận  thị  là 50.3%, cận thị độ 1 có  tỷ lệ cao nhất;  kiến thức và thực hành của NCSC về khám  mắt định   kỳ và  kích thước bàn ghế học tập phù hợp  cho học sinh còn rất hạn  chế;  yếu tố nguy cơ của cận thị  là thời gian sử dụng  mắt tập trung cho các hoạt  động xem tivi, sử  dụng máy  tính, đọc sách báo dài (>5h/ngày)   và tổng   thời  gian  học thêm  trong  tuần  dài (>10h/tuần). Nghiên  cứu cho thấy sự gia tăng của bệnh cận thị học đường tại Việt Nam nói chung và đặc  biệt  là tại quận Ba Đình, Hà Nội. Các kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để thiết  kế các chương trình can thiệp nhằm giảm tỷ lệ cận thị học đường.

English abstract:

Myopia is a common disease at early age in Vietnam, which affects children's capacity to learn as well as their health status. This study was conducted at Phan Chu Trinh secondary school, Ba Dinh district  to explore the prevalence  and related  risk factors  of myopia among secondary  pupils. Employing cross-sectional  design, this study clinically examined 332 pupils and sent self-administered questionnaire to their parents. Study results indicated that the prevalence of myopia was 50.3% while myopia level 1 had the highest prevalence;  knowledge and practice  of myopia prevention such as routine clinical eye examination, appropriate heights for studying desk and chair among their parents were very limited; risk factors of myopia were long studying hours and long daily time of using eyes for activities such as using computer/watching TV/reading book. The study indicated the increasing burden of myopia in Vietnam in general, especially in Ba Dinh district, Ha Noi. The study results can be used to design intervention to reduce myopia among children in their early age.


 


Từ khóa


Cận thị; yếu tố nguy cơ; kiến thức thực hành phòng chống cận thị; Myopia; risk factors; knowledge/practice to prevent myopia

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Nghiên cứu tình hình cận thị và cong vẹo cột sống ở học sinh thành phố Hà nội- Thực trạng và đề xuất giải pháp. Báo cáo kết quả đề tài khoa học cấp Bộ. Mã số B2000: 47- 89.

Bộ Y tế (2000), Quy định về vệ sinh trường học.

Hoàng Văn Tiến & CS (2004), "Kết quả nghiên cứu cận thị học đường của học sinh lớp 3, trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, Phúc Tân & Nghĩa Dũng, Hà nội", Tạp chí Y học Việt nam, Tập 297 (số 4), tr 23- 27.

Nguyễn Hữu Nghị & CS (2007), "Tỷ lệ mắc cận thị, cong vẹo cột sống và một số yếu tố nguy cơ ở học sinh khối lớp 8 - Trường THCS N.C.D. TP Huế", Tạp chí Y học thực hành, Số 9, tr 577- 578.

Phạm Thị Vượng (2007), Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến cận thị học đường của học sinh trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ, Hà nội, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

Trần Thị Hải Yến & CS (2006), "Kết quả khảo sát khúc xạ ở học sinh đầu cấp tại TP. Hồ Chí Minh", Nhãn khoa Việt nam, số 7(05), tr 45- 55.

Trung tâm Y tế Ba đình (2007- 2009), Tổng hợp tình hình khám sức khỏe học sinh quận Ba đình, Hà Nội.