Ứng dụng Tự học có hướng dẫn trong giáo dục trung học chuyên nghiệp nhóm ngành sức khỏe - Bài học kinh nghiệm từ 12 trường cao đẳng/trung cấp y tế ở Việt Nam (Application of Self-Directed Learning (SDL) in Professional Secondary Education in Health - A case study in 12 medical colleges/ secondary medical schools in Vietnam)

Lê Thị Thanh Hương, Phạm Phương Liên, Bùi Thị Thu Hà, Pamela Wright

Tóm tắt


Trong giai đoạn 2006-2008, Trường Đại học Y tế Công  cộng  (ĐHYTCC),  được sự cho phép của Vụ Khoa học  và Đào  tạo,  đã phối  hợp  với 6 trường trung cấp/ cao đẳng y tế xây  dựng hai cuốn  tài liệu hướng dẫn giáo viên giảng dạy hai môn học "Quản lý và Tổ chức y tế" và "Kỹ năng giao tiếp  và Giáo dục sức khỏe" cho các đối tượng  học sinh trung học chuyên  nghiệp  nhóm ngành sức khỏe (áp dụng các hướng  dẫn của tài liệu tự học có hướng dẫn).

Nhằm hoàn thiện hai cuốn  tài liệu,  trong năm học 2008-2009, Trường ĐHYTCC phối  hợp  với 12 trường cao đẳng/ trung cấp y tế  ở Việt Nam  tiến hành triển khai thí điểm việc giáo viên tại các trường này áp dụng  việc tự học hai cuốn  tài liệu nói trên trong quá trình giảng dạy hai môn học "Quản lý và Tổ chức  Y tế" và "Kỹ năng  giao tiếp  và Giáo  dục  sức khỏe"  cho các đối tượng  học sinh trung cấp chuyên nghiệp như: Điều dưỡng,  Hộ sinh, Y sĩ, Dược sĩ, Kỹ thuật  viên Y v.v… với mục  đích thu nhận các ý  kiến  đóng  góp  từ phía người  dạy  và người  học  để chỉnh sửa hai cuốn tài liệu nói trên.  Kết quả nghiên  cứu thử nghiệm  cho thấy các giáo viên đánh giá rất cao hai cuốn tài liệu này, cụ thể là: các hướng dẫn trong hai cuốn  tài liệu tự học  rõ ràng,  cụ thể, thời gian dành cho soạn  bài của họ được rút ngắn  hơn, ít gặp phải khó khăn hơn trong quá trình soạn  bài. Ý  kiến thu nhận   từ phía học sinh cho thấy học sinh hào hứng hơn với việc áp dụng  quá trình dạy-học tích cực của giáo viên. Quá trình thử nghiệm  cũng chỉ ra được  một số hạn  chế của hai cuốn  tài liệu như việc phân  bổ thời gian giữa các hoạt  động trong các bài học chưa hợp  lý, một số hướng dẫn trong các bài chưa rõ ràng.  Những ý kiến  đóng  góp và phát  hiện  này đã được chỉnh sửa kịp thời trước khi hai cuốn tài liệu này được  đệ trình lên  Bộ Y tế. Tháng  10/2009, hai cuốn  tài liệu này đã được  Hội đồng  chuyên  môn thẩm  định sách  và tài liệu  dạy  học  trung cấp y tế của  Bộ Y tế thông qua và được  Vụ Khoa học  và Đào  tạo  - Bộ Y tế khuyến khích sử dụng trong quá trình giảng dạy hai học phần nói trên.

English abstract:

During the period from 2006 - 2008, the Hanoi School of Public Health (HSPH), with the approval from the Department of Science and Training, Ministry of Health, collaborated  with six medical colleges/ secondary medical schools to develop the two SDL books for teachers teaching two subjects "Health Management and Organization" and "Health Education and Communication" for students studying in professional secondary education in health.

In order to finalize the two SDL books, during 2008 - 2009 school year, HSPH continued working with 12 medical colleges/ secondary medical schools in Vietnam to pilot the application of the two SDL books. Teachers read instructions from the two SDL books and applied them into their teaching of the two subjects "Health  Management and Organization"  and "Health  Communication and Education" at secondary training level for different groups of students: Nurse, Midwife, Assistant Doctor, Pharmacist, Lab technicians, etc. The purpose of the pilot was to gain comments and to seek suggestions for the finalization of the two SDL books. The results of the pilot showed that teachers highly appreciated the two books. According to their opinion, with the application of the two books, their time devoted to the preparation  of the teaching lesson was shorter, and fewer difficulties in planning the lesson were reported. From students' perspective, it was shown that students felt more enthusiastic  in their learning  due to teachers'  application  of active teaching-learning  in class. Nonetheless, the pilot also showed some limitations of the two SDL books such as poor time allocation between different activities in each lesson or some vague instructions in some lessons. The valuable comments and suggestions were considered and followed before the time when two SDL books were submitted to Ministry of Health. The two books were approved by the Technical Committee of the Ministry of Health in October 2009. The Department of Science and Training, Ministry of Health, has encouraged teachers  in all secondary medical schools and medical colleges throughout the country to use those books in their teaching.


Từ khóa


tự học có hướng dẫn; trung học chuyên nghiệp; bài học kinh nghiệm; self-directed learning; professional secondary education; case study

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Tiếng Việt

Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2005). Luật Giáo dục, 38/2005/QH11.

Tiếng Anh

Beckman TJ, Lee MC, Rohren CH, Pankratz, VS (2003). Evaluating an instrument for the peer review of inpatient teaching. Med Teach, 25(2),131-135.

Deans SJ, Barratt AL, Hendry GD, Lyon PM (2003). Preparedness for hospital practice among graduates of a problem-based, graduate-entry medical program. Med J Aust, 178(4),163-166.

Knowles, M. S. (1975). Self-directed learning: A guide for learners and teachers. Englewood Cliffs: Prentice Hall/Cambridge, page 18.

Kocaman G, Dicle A, Ugur A (2009). A longitudinal Analysis of the Self-Directed Learning Rediness Level of Nursing Students Enrolled in a Problem-Based Curriculum. Journal of Nursing Education, 48(5), 286-290.

Sanson-Fisher RW, Rolfe IE, Jones P, Ringland C, Agrez M. (2002). Trialling a new way to learn clinical skills: systematic clinical appraisal and learning. Med Educ, 36(11), 1028-1034.