Dịch tễ học chấn thương do bỏng ở bệnh nhân nhập viện điều trị tại tỉnh Daklak 1998- 2002 (A restropective study on burn patients hospitalized in Daklak Provincial General Hospital from 1998 to 2002)

Thái Quang Hùng

Tóm tắt


Nghiên cứu chấn thương do bỏng này đã được tiến hành ở những bệnh nhân bị bỏng nhập bệnh viện đa khoa tỉnh Daklak trong khoảng thời gian từ 1998 đến 2002. Thông tin từ bệnh án được thu thập qua một biểu mẫu soạn sẵn, bao gồm các mục: tuổi, giới, ngày, mùa, tháng trong năm, hoàn cảnh xảy ra bỏng, nguyên nhân của bỏng, diện tích bỏng, mức độ trầm trọng của bỏng, số ngày điều trị. Kết quả cho thấy tỉ suất mắc chấn thương do bỏng là 9.6/10- 5 người- năm; 50% những ca bỏng là dưới 4 tuổi, nam bị bỏng nhiều hơn nữ; bỏng xuất hiện rải rác trong năm, hơn 95% các ca bỏng xảy ra tại nhà hoặc xung quanh nhà. Nguyên nhân hàng đầu gây bỏng là nước nóng (63.4%), tiếp đến là các chất có thể gây cháy nổ như xăng, dầu (20.4%). Có sự tương quan giữa diện tích bỏng và kết quả điều trị (p<0.001). Thời gian nằm điều trị tại viện thay đổi từ dưới 1 ngày đến 95 ngày, trung bình là 8 ngày. Cần tăng cường truyền thông giáo dục cho các bậc cha mẹ, hoặc người chăm sóc trẻ ở tại gia đình về nguy cơ và cách đề phòng cháy bỏng cũng như cách sơ cứu ngay khi bỏng xảy ra. Truyền thanh và truyền hình có thể là những phương tiện truyền thông thích hợp ở vùng này.

English abstract

A retrospective study was carried out on 893 burn patients hospitalized in DakLak Provincial General Hospital during 1998-2002. Information from case records was collected through a structured form which includes the following items: age, sex, day/month/season in a year; circumstance of burn occurrence, causes of burn, body surface area of burn, level of burn severity, length of hospital stay. Study findings are summarized as follows: the burn injury rate was 9.6/10-5 persons-year; children under 4 years of age occupied 50% of cases; burns were found more in males than in females; burn injury incidence was sporadically found throughout the year; and over 95% of burn injury cases occurred at or around homes. The most common cause of burn injury was hot liquid (63.4%), followed by combustible substances like petrol and oil (20.4%). Almost all burn injury cases were unintentional (99%). There was a correlation between body surface area burnt and the treatment's results (p<0.001). The length of hospital stay varied from less than 1 day to 95 days, with an average length of 8 days. In order to reduce the burn injury rate, it is necessary to strengthen information, education and communication activities targeting children's parents or care-takers on burn injury prevention as well as first-aid treatment immediately after the events. Television and radio could be appropriate communication facilities for that purpose in this geographical area.


Từ khóa


dịch tễ học chấn thương; bỏng; bệnh nhân nhập viện; Daklak; 1998-2002; restropective study; burn; patients; hospitalized

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Y Ông Niê. Nghiên cứu dịch tễ học và tình hình thu dung điều trị bỏng ở 3 tỉnh Tây Nguyên trong 5 năm (1991-1995). Luận án Thạc sĩ khoa học Y Dược. 1996.

Điều tra chấn thương liên trường về chân thương ở Việt Nam: Chấn thương trẻ em (VMIS). 2003.

Mohammad-Reza Panjeshahin. Epidemiology and mortality of burns in South West of Iran. 24 May, 2000. From www.elsevier.com/locate/burns.

Abdolaziz Rastegar Lari and et al. Epidemiology study of 3341 burn patients during three years in Tehran, Iran. 18 May, 2000. From www.elsevier.com/locate/burns