Phát triển bộ công cụ đo lường sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế tuyến cơ sở (Developing and testing an instrument for measuring job satisfaction of health workers at district and commune level)

Lê Thanh Nhuận, Lê Cự Linh

Tóm tắt


Hài lòng đối với công việc là cảm giác hay đáp ứng cảm xúc mà con người tari qua khi thực hiện một công việc. Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế sẽ đảm bảo duy trì nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng các dịch vụ tại các cơ sở y tế. Tại Việt Nam, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào công bố kết quả đánh giá giá trị và độ tin cậy thang đo sự hài lòng của nhân viên y tế đối với công việc. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá tính giá trị và độ tin cây của thang đo sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế tuyến cơ sở. Bộ công cụ này được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Paul Kruegr và các nghiên cứu khác đã được công bố trên y văn thế giới. Chúng tôi đã kiểm định với 142 nhân viên y tế tuyến cơ sở đang làm việc ở Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Y tế Dự phòng huyện và các trạm y tế xã tại 1 huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả phân tích yếu tố chính cho thấy cso 40 mục được phân thành 7 yếu tố riêng biệt có mối tương quan cao với hệ số tải nhân tố (Factor loading) >0.5, bao gồm mối quan hệ với lãnh đạo (8 mục); mối quan hệ với đồng nghiệp (6 mục); lương và phúc lợi (6 mục); học tập, phát triển và khẳng định (7 mục); môi trường tương tác của cơ quan (7 mục); kiến thức, kỹ năng và kết quả công việc (4 mục) và cơ sở vật chất (2 mục). 7 yếu tố này giúp giải thích 70,87% biến thiên các biến số quan sát với tỷ lệ của từng yếu tố lần lượt là 14,92%; 12,31%; 12,0%; 11,64%; 9,86%; 6.42% và 3,76%. Độ tin cậy vế sự nhất quán bên trong (Internal Consistency) của 7 yếu tố này có hệ số Cronbachs alpha lần lượt là 0,95; 0,92; 0,90; 0,93; 0,90; 0,81; 0,88 và toàn bộ thang đo là 0,96. Thang đo này có thể sử dụng để đánh giá sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế tuyến cơ sở.

English abstract

Job satisfaction is the feeling or “affective response”someone experiences in a job performance. It may improve health workers retention and performance in clinical practice. There has been no previous study in Viet Nam validating instrument measuring health workers job satisfaction. The objective of this study is to validate the instrument measuring job satisfaction of health workers who have been working in the health system at district and commune level. The instrument measuring job satisfaction developed from Paul Kruegers study and others was tested with 142 health workers in the District General Hospital, the District Preventive Medicine Center and Commune Health Stations in a district in Vinh Phuc province. Principal component analysis (PCA) showed that the 40-item job satisfaction scale separately loaded into 7 components with the factor loading values more than 0.5. They are - relationship with leaders (8 items), relationship with colleagues (6 items), salary and benefit (6 items), learning and developing (7 items), performance interaction (7 items), knowledge, skills and job results (4 items) and material facilities (2 items) with percentage of variance explained 14.92, 12.31, 12.0, 11.64, 9.86, 6.42 and 3.76 respectively. The scale had good internal consistency with Cronbachs alpha of each component and total scale 0.95, 0.92, 0.90, 0.93, 0.90, 0.81, 0.88 and 0.96 respectively.


Từ khóa


giá trị; độ tin cậy; hài lòng đối với công việc; nhân viên y tế; validity; reliability; job satisfaction; health worker

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Trần Thị Châu & CS (2005) Khảo sát sự hà lòng của điều dưỡng về nghề nghiệp tại 14 cơ sở y tế ở TP. Hồ Chí Minh. Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ II. Nhà xuất bản GTVT, Hà Nội, pp 43-49.

Trần Quy, Vi Nguyệt Hồ, Phạm Đức Mục, Ngô Thị Ngoãn, Ngô Đức Thọ, Đào Thành & CS (2005) Sự hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng bệnh vên và các yếu tố liên quan 2005. Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ II. Nhà xuất bản GTVT, Hà Nội, pp 33-42.

Barbara G. Tabachnick & Linda S. Fidell (2001), Using Multivariate Statistics (4th edition), Allyn and Bacon, Massachusetts.

Bonnie Sibbald, Chris Bojke & Hugh Gravelle (2003), National survey of job satisfaction and retirement intentions among general practitioners in England. Available from http://www.pubmedcentral.nih.gov/articlerender.fcgi?tool=pubmed&pubmedid=12511457, accessed 07/4/2008.

Bruce E. Landon, James Reschovsky & David Blumenthal (2003), "Changes in Career Satisfaction Among Primary Care and Specialist Physicians, 1997-2001", JAMA, Vol. 289(No. 4), pp. 442-449.

David Grembowski, David Paschane, Paula Diehr, Wayne Katon, Diane Martin & Donald L Patrick (2005), Managed Care, Physician Job Satisfaction, and the Quality of Primary Care, J Gen Intern Med, vol 20(3), pp. 271–277.

Julia E. McMurray, Eric Williams, Mark D. Schwartz, Jeffrey Douglas, Judith Van Kirk, T. Robert Konrad, Martha Gerrity, Judy Ann Bigby & Mark Linzer (1997), Physician Job Satisfaction - Developing a Model Using Qualitative Data, J Gen Intern Med. 1997 November, 12(11), pp. 711–714.

Julie Pallant (2001), SPSS Survival Manual - A step by step guide to data analysis using SPSS for Windows (Version 10), Allen & Unwin, Australia.

Kamrowska A (2007), Job burn-out. Available from http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18293860?ordinalpos=4&itool=EntrezSystem2.PEntrez.Pubmed.Pubmed_ResultsPanel.Pubmed_RVDocSum, accessed 20/3/207.

Kate Anne Walker & Marie Pirotta (2007), What keeps Melbourne GPs satisfied in their jobs? Australian Family Physician, Vol. 36(No. 10), pp. 877-880.

Laubach W & Fischbeck S (2007), Job satisfaction and the work situation of physicians: a survey at a German university hospital. Available from

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17966819?ordinalpos=36&itool=EntrezSystem2.PEntrez.Pubmed.Pubmed_ResultsPanel.Pubmed_RVDocSum, accessed 26/3/2008.

Linda H. Aiken, Sean P. Clarke, Douglas M. Sloane, Julie Sochalski & Jeffrey H. Silber (2002b), Hospital Nurse Staffing and Patient Mortality, Nurse Burnout, and Job Dissatisfaction, Journal of American Medical Association, Vol 288(No 16), pp. 1987-1993.

Lyn N. Henderson & Jim Tulloch (2008), Incentives for retaining and motivating health workers in Pacific and Asian countries, Human Resources for Health 2008, 6:18.

Nguyen Bach Ngoc, Nguyen Bich Lien & Nguyen Lan Huong (2005), Human Resource for Health in Vietnam and mobilization of medical doctors to commune health centers, Asia Pacific Action Alliance on Human Resources for Health.

Nicholas G Castle (2006b), An instrument to measure job satisfaction of nursing home administrators, BMC Medical Research Methodology 2006, 6:47.

Nicholas G Castle, Howard Degenholtz & Jules Rosen (2006a), Determinants of staff job satisfaction of caregivers in two nursing homes in Pennsylvania, BMC Health Services Research 2006, 6:60.

Oxford University Press, Principles of Organizational Behaviour 4e: Glossary. Available from http://www.oup.com/uk/orc/bin/9780199253975/01student/glossary/glossary.htm accessed 07/4/2008.

Paul Krueger, Kevin Brazil, Lynne Lohfeld, H Gayle Edward, David Lewis & Erin Tjam (2002), Organization specific predictors of job satisfaction: findings from a Canadian multi-site quality of work life cross-sectional survey, BMC Health Services Research 2002, 2:6.

Robert Ho (2006), Handbook of univariate and multivariate data analysis and interpretation with SPSS, Chapman & Hall/CRC, Boca Raton.

Squillace MR, Remsburg RE, Bercovitz A, Rosenoff E & Branden L (2007), An Introduction to the National Nursing Assistant Survey, National Center for Health Statistics, Vital Health Stat 1(44).

WHO (2006), The world health report 2006: working together for health, WHO Press, Geneva.