Tác động của dịch COVID-19 đến lượt khám và điều trị tại bệnh viện trường Đại học Y-Dược Huế: Phân tích theo chuỗi thời gian gián đoạn 2017-2022

Lê Đình Dương, Đặng Khánh Ly, Phan Đình Tuấn Dũng, Trần Anh Hùng, Dương Thị Hồng Liên, Trần Bình Thắng, Nguyễn Minh Tú, Nguyễn Thanh Gia, Nguyễn Hoàng Thùy Linh, Trần Đình Trung

Tóm tắt


DOI: 10.53522/ytcc.vi67.02

Ngày nhận bài: 06/05/2024

Ngày gửi phản biện: 07/05/2024

Ngày duyệt bài: 25/06/2024


Mục tiêu: phân tích tác động của dịch COVID-19 đến tổng số lượt khám và điều trị tại bệnh viện Đại học Y-Dược Huế trong thời gian 2017-2022.

Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích chuỗi thời gian gián đoạn (interrupted time series – ITS). Thời gian báo cáo ca nhiễm COVID-19 đầu tiên (8/5/2021) tại tỉnh Thừa Thiên Huế được xác định là thời điểm tác động, tổng thời gian trước can thiệp là 224 tuần và sau can thiệp là 88 tuần. Tổng số lượt khám, điều trị được tính theo tuần và mô tả theo bảng phân loại bệnh tật quốc tế (ICD-10). Mô hình hồi quy phân đoạn ước tính cho 1 nhóm được áp dụng.  

Kết quả: Tổng số lượt khám, điều trị là 844.550 lượt, trung bình là 2.707 lượt/tuần; trước xảy ra dịch là 2.918 lượt/tuần và sau dịch COVID-19 là 2.170 lượt/tuần. Tổng số lượt khám, điều trị có xu hướng giảm ở tất cả các chương bệnh, với tỷ lệ giảm chung là 25,6%. Phân tích mô hình ITS cho thấy tổng số lượt khám và điều trị bắt đầu tại thời điểm nghiên cứu là 2.758 lượt (KTC 95%: 2595 – 2921; p<0,001); và có xu hướng tăng tới thời điểm xảy ra dịch là 1,4 lượt (KTC 95%: 0,1 – 2,8; p= 0,036). Trong tuần đầu tiên sau khi xảy ra dịch COVID-19, tổng số lượt khám, điều trị giảm trung bình là 1732,7 lượt (KTC 95%: -2170– -1294; p<0,001); sau đó tăng trung bình trở lại là 17,5 lượt (KTC 95%: 10,6 – 21,4; p<0,001).  

Kết luận: Những kết quả của nghiên cứu này cung cấp những bằng chứng cho thấy tác động có ý nghĩa của dịchCOVID-19 làm gián đoạn tiếp cận dịch vụ y tế của người dâ.


PDF


Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. Coronavirus disease (COVID-19)-events as they happen. 2020. 2020.

2. Hartnett KP. Impact of the COVID-19 pandemic on emergency department visits—United States, January 1, 2019–May 30, 2020. MMWR Morbidity and mortality weekly report. 2020;69

3. Bjørnsen LP, Næss-Pleym LE, Dale J, Laugsand LE. Patient visits to an emergency department in anticipation of the COVID-19 pandemic. Tidsskrift for Den norske legeforening. 2020;140

4. Sung C-W, Lu T-C, Fang C-C, et al. Impact of COVID-19 pandemic on emergency department services acuity and possible collateral damage. Resuscitation. 2020;153:185. 

5. Nguyễn HNV, Trần TH, Phạm QT, Nguyễn BH, Phạm VC. Ảnh hưởng của COVID-19 đến hoạt động khám chữa bệnh của hệ thống y tế tại một số tỉnh thành tại Việt Nam, năm 2021. Tạp chí Y tế Công cộng. 2023;1(65)doi:10.53522/ytcc.vi65.1.05

6. Yang ZM, Wu MY, Lu JM, et al. Effect of COVID-19 on hospital visits in Ningbo, China: an interrupted time-series analysis. Int J Qual Health Care. May 7 2021;33(2)doi:10.1093/intqhc/mzab078

7. Shah SA, Brophy S, Kennedy J, et al. Impact of first UK COVID-19 lockdown on hospital admissions: Interrupted time series study of 32 million people. EClinicalMedicine. 2022;49

8. Quaglio G, Cavallin F, Nsubuga J, et al. The impact of the COVID-19 pandemic on health service use in sub-Saharan Africa. Public Health Action. 2022;12(1):34-39. 

9. Wettstein A, Tlali M, Joska JA, et al. The effect of the COVID-19 lockdown on mental health care use in South Africa: an interrupted time-series analysis. Epidemiology and psychiatric sciences. 2022;31:e43. 

10. Mansfield KE, Mathur R, Tazare J, et al. Indirect acute effects of the COVID-19 pandemic on physical and mental health in the UK: a population-based study. The Lancet Digital Health. 2021;3(4):e217-e230.

 

Từ khóa


COVID-19, số lượt khám và điều trị, chuỗi thời gian gián đoạn, bệnh viện, hồi quy