Đánh giá dự an can thiệp giảm tác hại HIV/AIDS khu vực biên giới tại Hà Giang (Evaluation of cross-border HIV/AIDS prevention Project in Ha Giang)
Tóm tắt
Đánh giá dự án “Can thiệp giảm tác hại phòng chống (PC) HIV/AIDS khu vực biên giới tại Hà Giang” đã được tiến hành với hai mục tiêu chính: (1) Mô tả kết quả đặt được của dự án can thiệp; (2) Mô tả các rào cản của việc duy trì các hoạt động của dự án sau khi kết thúc tài trợ. Phương pháp: Đánh giá sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa hồi cứu các thông tin thứ cấp và thực hiện nghiên cứu định tính thông qua quan sát, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và quan sát. Kết quả: Mặc dù dự án đã mang lại khá nhiều kết quả tích cực về thay đổi hành vi nguy cơ trong nhóm nghiện chích ma túy (NCMT) tại Hà Giang, nhưng Dự án chưa đạt được mục tiêu về hợp tác để triển khai các hoạt động về PC HIV/AIDS xuyên biên giới. Việc duy trì các hoạt động dự án cũng gặp nhiều khó khăn do ngân sách của địa phương và Trung ương còn hạn chees. Bên cạnh dó, Dự án không có các hoạt động chuyển giao, chuẩn bị cho việc rút dần ngân sách dự án, khuyến khích các cán bộ địa phương tìm cách đáp ứng những thay đổi, điều phối và huy động thêm nguồn lực từ các nguồn khác nhau. Dựa trên kết quả thu được, đánh giá này đã rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các khuyến nghị cho Chương trình HIV/AIDS tại Hà Giang và các hoạt động PC HIV/AIDS qua biên giới tại Việt Nam trong tương lai.
English abstract:
An evaluation of “Cross-Border HIV/AIDS prevention in Ha Giang” Project was conducted with 2 main objectives: (1) To describe achievements of the project’s interventions (2) To describe barriers to insurance of the project’s sustainability after the end of Project funding. Method: This evaluation used a mix-method for secondary data review, analysis and a quantitative research using in-depth interview, focus group discussion, and observation techniques. Results: Though the Project has achieved several positive results on risk behavior change among intravenous drug users (IDU) in Ha Giang, it did not meet its objective in cross-border collaboration on HIV/AIDS prevention. The sustainability of the Project activities has also faced many barriers due to limited local and government funding for HIV/AIDS program. In addition, this Project did not have a transition period, which allows a preparation for the withdraw Project funding step by step and encourage local staffs to respond to the changes and mobilizes resources from other donors. Based on the findings, this evaluation provided lessons learnt and recommendations for HIV/AIDS program in Ha Giang as well as the cross-border HIV/AIDS prevention activities in Vietnam in the future.
Từ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Tiếng Việt:
Bộ Y tế (2012), Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến 2020 và tầm nhìn 2030.
Bộ Y tế, Cục phòng chống HIV/AIDS (2009), Ước tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam 2007-2012.
Bộ Y tế, Cục phòng chống HIV/AIDS (2009), Kết quả đánh giá mô hình can thiệp giảm tác hại phòng chống HIV tại Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Cục Phòng chống HIV/AIDS, Báo cáo quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến 2020.
Cục Phòng chống HIV/AIDS (2012), Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm và trọng tâm kế hoạch 6 tháng cuối năm 2012.
Cục Phòng chống HIV/AIDS (2011), Báo cáo Chương trình thí điểm giám sát trọng điểm HIV/STI lồng ghép hành vi trong các nhóm nguy cơ cao ở Việt Nam năm 2011.
Sở Y tế Hà Giang và Văn phòng “Dự án Phòng chống HIV/AIDS khu vực châu Á” tại Thái Lan (2010), Văn kiện dự án “Can thiệp phòng chống HIV/AIDS khu vực biên giới”.
Tổ chức Abt. Abssociate (2011), Progress report of Ha Giang Cross Border project.
Tổ chức Abt. Abssociate (2012), The last report of Ha Giang Cross Border project.
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hà Giang (2012), Báo cáo kết quả hoạt động phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hà Giang.
Trung tâm nghiên cứu dân số và sức khỏe nông thôn (2012), Đánh giá cuối kỳ: Dự án phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam, 11/2012.
Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (2012), Kết quả giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS) tại Việt Nam-vòng II-2009, Hà Nội.
Tiếng Anh
Cairney, Liita-Iyaloo, and Anuj Kapilashrami (2014), Confronting “scale-down”: Assessing Namibia’s Human Resource Strategies in the Context of Decreased HIV/AIDS Funding. Global Public Health 9(1-2): 198-209.
Gray R, Tuan NM, Neukom J., Rapid assessment of needle and syringe types used by people who inject drugs in Hanoi ang Ho Chi Minh city. Vietnam: Pupulation Services International, 2012.
Ha Giang department of Health (2012), HAARP Cross-Border Project report.
Ngo AD, Schmich L, Higgs P, Fischer A (2009), Qualitative evaluation of a peer-based needle syringe programme in Vietnam. International Journal of Drug Policy; 20:179-182.
Walsh N, Gibbie TM, Higgs P, The development of peer educator-based harm reduction programmes in northern Vietnam. Drug and Alcohol Review 2008; 27: 200-203.