Kiến thức, thái độ, thực hành và một yếu tố liên quan đến phòng bệnh tay chân miệng của giáo viên ở các trường mầm non tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình, năm 2013 (Knowledges, attitudes, practice and factors related hand foot mouth disease prevention among teachers at kindergartens in Luong Son district, Hoa Binh province, in 2013)
Tóm tắt
Tổng quan: Phòng ngừa bệnh Tay-Chân-Miệng (TCM) không chỉ là nhiệm vụ của các bậc cha mẹ mà còn cần có sự đóng góp của các giáo viên mầm non vì hầu hết các ca bệnh là trẻ dưới 5 tuổi và đang đi học.Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức, thực hành phòng chống bệnh TCM và các yếu tố liên quan của giáo viên trường mầm non trên địa bàn huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang có phân tích đã được tiến hành thông qua phỏng vấn 220 giáo viên theo bộ câu hỏi cấu trúc. Chọn ngẫu nhiên 15 trong tổng số 24 trường mầm non của huyện và toàn bộ các giáo viên thỏa mãn yêu cầu (i) đang trực tiếp giảng dạy trẻ và (ii) đã tham gia giảng dạy tại trường từ 1 năm trở lên được đưa vào nghiên cứu. Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên các tài liệu về phòng chống bệnh TCM của Bộ Y tế và được thử nghiệm trên 10 giáo viên không thuộc 15 trường trong mẫu nghiên cứu.Kết quả: Nghiên cứu cho thấy giáo viên có kiến thức về bệnh TCM khá thấp khi tỷ lệ có kiến thức tốt về dịch tễ học, triệu chứng, dấu hiệu nặng, đường lây truyền, biện pháp tránh lây lan và biện pháp phòng ngừa của bệnh TCM lần lượt là 14,1%; 10%; 0,5%; 31,4%; 5%; và 2,3%. Hầu hết giáo viên (85,9% và 100%) quan tâm đến bệnh và ủng hộ việc phòng ngừa bệnh trong trường học. Thực hành phòng bệnh TCM được thực hiện khá tốt trừ thực hành rửa tay cho bản thân giáo viên và lau rửa đồ chơi cho trẻ. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa tuổi, trình độ học vấn và số lượng trẻ giáo viên phụ trách với thực hành phòng bệnh TCM. Như vậy cần xây dựng các hoạt động can thiệp nâng cao nhận thức và thực hành của giáo viên.
English abstract:
Background: Preventing hand foot mouth disease (HFMD) is not only responsibility of children’s parents but also of teachers at kindergartens because most of HFM cases are children under 5 years old and usually in kindergartens Objectives: To identify knowledges, attitudes, practice and factors related to HFMD prevention among teachers at kindergartens in Luong Son district, Hoa Binh. Methods: This cross-sectional study was conducted through interviewing 220 teachers by a structured questionaire. Fifteen kindergartens were randomly selected from the total 24 kindergartens in Luong Son. All teachers at these kindergartens were recruited into the study. The structured questionnaire was formed by basing on HFMD prevention guidelines of Ministry of Health. The questionnaire was piloted among 10 teachers not at 15 selected kindergartens.Results: Study showed a low proportion of teachers has good knowledge of HFMD. Proportions of teachers having good knowledge of HFMD epidemiology, symptoms, heavy signs, disease transmission methods, transmission prevention and other prevention measures are respectively 14,1%; 10%; 0,5%; 31,4%; 5%; 2,3%. Most of teachers have good attitudes in HFMD prevention in kindergartens (85,9% và 100%). Practice of HFMD prevention among teachers is quite good, except washing hand for themselve and washing children toys. This study also found a relationship between practice of HFMD prevention and age, education level and number of children that teachers are responsible for caring. Thus, it is needed to have health intervention programs for strenthening knowledges and practice of HFMD prevention among teachers at kindergartens.
Từ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Tiếng Việt
Bộ Y tế (2012), Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 19/7/2011 về Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng.
Nguyễn Thành Đông (2011), "Tổng quan về đặc điểm dịch tễ học và biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng", Tạp chí Y học thực hành, 12(798), tr. 81-85.
Nguyễn Thị Kim Tiến (2011), "Đặc điểm dịch tễ học - vi sinh học bệnh tay chân miệng tại khu vực phía Nam, 2008 - 2010", Tạp chí Y học thực hành, 6(767), tr. 3-6.
Trần Triêu Ngõa Huyến (2012), Báo cáo khảo sát ban đầu kiến thức - thái độ - thực hành liên quan đến bệnh tay chân miệng của người chăm sóc trẻ tại cộng đồng.
Triệu Nguyên Trung và các cộng sự (2011), Hiểu biết và phòng chống bệnh tay chân miệng, tại trang web http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1180&ID=4920, truy cập ngày 23/12/2012.
Trung tâm y tế dự phòng huyện Lương Sơn (2012), Báo cáo tình hình phòng chống dịch bệnh 9 tháng đầu năm 2012.
Tiếng Anh
Hwa-Chih Pai (2006), A study about the cognition, opinion and behavior for enterovirus prevention in teachers and parents of kindergartens —An example of Tainan city and county, Master Program of Early Childhood Education Thesis, Department﹙Institute﹚of Early Childhood Education National University of Tainan.
Jakrapong Aiewtrakun et al (2010), Knowledge and Practice in Prevention and Control of Hand, Foot and Mouth Diseases in Child Care Centers in Khon Kaen Municipality.
Mei-Ling Lou1 and Deng-Jiunn Lin (2006), Exploration of the Healthy Behaviors Against Enterovirus and Its Related Factors in the Caregivers of Preschool-age Children.
. Su - Ching Yang et al (2010), "Knowledge about and attitude toward enterovirus 71 infections: A survey of parents and teachers at kindergartens in Taiwan", American Journal of Infection Control, 38 (4), pg. e21-e24.