Phòng bệnh ung thư (Prevention of cancerous diseases)
Tóm tắt
Năm 1985, khi Giám đốc Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ (NCI), Giáo sư V. Devita viết: “Ung thư là một trong những bệnh mạn tính dễ chữa và phòng ngừa nhất”, nhiều người đã hoài nghi. Càng ngày, theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những thành tựu trong phòng bệnh và điều trị ung thư càng cho thấy khả năng tin cậy của điều tiên đoán này. Bản đồ gen người gồm 300.000 gen đã được công bố, đã biết được 50 ổ gen ung thư, một số cơ chế cảm ứng hoạt hóa và ức chế các ổ gen đó. Thực nghiệm đã gây ung thư bằng nhiều loại hóa chất liên quan ung thư trên người. Dịch tễ học đã tìm ra hàng loạt các yếu tố sinh bệnh trong tự nhiên và ứng dụng công nghệ. Nhờ phát hiện sớm và những kỹ thuật hiện đại đã điều trị khỏi trên 50% các bệnh nhân ung thư. Tất cả những thành tựu ấy mang đến là những hiệu quả to lớn cho công tác phòng chống ung thư, đặc biệt nó tạo cơ sở khao học, độ tin cậy và hiệu quả thực tế của công tác phòng bệnh ung thư mặc dù con đường chiến thắng ung thư sẽ còn dài hàng chục năm nữa.
Phòng bệnh ung thư có lịch sử không phải ngắn. cách đây hơn 200 năm BS. Percivall Pott đã mô tả ung thư da bìu trên những trẻ em nạo ống khói ở Anh và đề ra các phương pháp đề phòng. Phải qua 100 năm các biện pháp phòng ngừa đó mới được thực hiện đầy đủ và ngày nay không còn căn bệnh ấy nữa. 20 năm qua là chặng đường tiến bộ lớn trong nghiên cứu ung thư, nó được tính bằng cả một thế kỷ trước đó. Hiệp hội chống ung thư quốc tế đề ra 4 chương trình: Phòng bệnh ung thư; Phát hiện bệnh sớm; Chữa những ung thư có thể khỏi được và Chống đau ung thư ở giai đoạn muộn. Chương trình phòng bệnh ung thư chiếm vị trí ưu tiên quan trọng.
Phòng bệnh ung thư có hai mục đích: Làm giảm tỷ lệ mắc bệnh do loại trừ những yếu tố nguy cơ gây ung thư gọi là phòng bệnh cấp 1 (Primary Prevention) và làm giảm tỷ lệ chết do ung thư thông qua phát hiện sớm, điều trị những tổn thương tiền ung thư… gọi là phòng bệnh cấp 2 (Secondary Prevention).
Hai đối tượng của phòng bệnh ung thư là: Phòng bệnh ở cấp độ quần thể (tránh nguồn gây bệnh. Ví dụ: phóng xa hay áp dụng các chương trình khám phát hiện trên nhóm dân số có nguy cơ ung thư cao…) hoặc trên cấp độ cá thể với những lối sống, thói quen, nghề nghiệp có nguy cơ riêng.
(Có thể phòng được 30% các ung thư, phòng bệnh ung thư không tốn kém hiệu quả cao nhưng chưa được quan tâm đầy đủ; cần nghiên cứu nhiều hơn nhưng phải bắt tay ngay vào việc ứng dụng).
English abstract
In 1985, scepticism was raised when Professor V. Devita - Director of the US National Cancer Institute (NCI) wrote "Cancer is one of chronic diseases which is the most curable and preventable". Over the time, thanks to rapid science-technology development, achievements made in cancer prevention and treatment have proved the reliability of the above anticipation. Human genetic decoding map consisting of 300,000 genes has been publicised. As a result, 50 genetic focuses, activated reaction as well as inhibition mechanism of those genes are known by people. Many chemicals, through experimental studies, have been found to cause human cancer. A number of pathogenetic factors were found epidemiologically
in the nature and technological applications. Thanks to early detection and modern treatment techniques, as many as 50% of cancer patients have been successfully recovered. Those recorded achievements prove the effectiveness of cancer prevention, especially in creating scientific basis, reliability and practical efficiency for such work, regardless the fact that the final victory over cancer may last for dozens of years.
Cancer prevention has a long history. Over 200 years ago, Dr Percivall Pott described cancer found on sarcotesta skin of chimney-sweeper children in England and proposed prevention methods. It took a hundred years to comprehensively conducted those prevention methods and eliminated that cancer. The past 20 years have seen a drammatical progress in cancer research, which can be compared to progress made in the whole past century. The International Cancer Association initiated 4 programs: Cancer prevention, early cancer detection, treatment of curable cancer and palliative care for cancer. Priority has been set for cancer prevention program.
Cancer prevention has two purposes: to reduce the incident rate by eliminating pathogenetic factors/pathogens for cancer, which is called as primary prevention and to reduce the mortality rate by early detection, treatment of pre-cancerous trauma, ect., which is called as secondary prevention.
The two targets of cancer prevention are as follows - prevention at the population level (by avoiding pathogens such as radiation, application of cancer high-risk population screening) or at individual level with issues such as life styles, habits, occupations at risk.
(30% of all kinds of cancer can be prevented, cancer prevention is highly effective and inexpensive. However, it has not been paid adequate attention more research work should be done together with immediate application of those research findings).
Từ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Mạnh Quốc, Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Chấn Hùng. Tình hình ung thư ở Việt Nam năm 2000. Tạp chí thông tin y dược học, số 2- 2001, 19- 26.
Nguyễn Bá Đức, Đặng Thế Căn, Đoàn Hữu Nghị và cộng sự. Sách “Lịch sử Bệnh viện K- 30 năm xây dựng và phát triển”, 1999, 161- 170.
Đoàn Hữu Nghị, Phòng bệnh ung thư, Sách: Những hiểu biết cần thiết về bệnh ung thư. Bộ Y tế- Bệnh viện K xuất bản 1989.
International Agency for Research on Cancer, WHO GLOBOCAN1: Cancer Incidence and Mortality Worldwide; ds: J. Ferlay, D.M Parkin, P. Pisani, 1998.
Jemal, A.Thomas, T. Murray, M Thun. Cancer Statistics, 2002, CA Cancer J Clin 2002, 52: 23- 47.
Perter Drucker, The next Society, a survey of the near future. The Ecomomist, November 2001, 3- 7.
D. Jolly & L. Gerbaud. The Hospital of Tomorrow. Document of WHO 1998.
Howard K. Koh, Christine Kannler, Alan C. Geller (2001), "Cancer Prevention" Cancer: principles and practice of oncology, 6th edition. Lippincott William & Wilkins
Graham A. Conditz, David Hunter. (2000) Cancer Prevention. Kluwer Harvard Academic Publishers