Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh tại trạm y tế của người dân xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội năm 2014 (Residents’ utilization of healthcare services at commune health center and related factors, Duong Lieu commune, Hoai Duc district, Ha Noi, 2014)
Tóm tắt
Nhằm giúp các nhà quản lý có căn cứ khoa học xây dựng và kiện toàn mạng lưới khám chữa bệnh (KCB), nâng cao chất lượng dịch vụ KCB tuyến cơ sở, chúng tôi tiến hành nghiên cứu cắt ngang, định lượng kết hợp định tính với mục tiêu (1) Mô tả thực trạng mắc bệnh và sử dụng dịch vụ KCB của người dân tại Trạm Y tế (TYT); (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ KCB của người dân tại TYT xã Dương Liễu, Huyện Hoài Đức, Hà Nội năm 2014. Đối tượng nghiên cứu gồm 406 hộ gia đình, 295 người ốm/ bệnh trong 4 tuần trước điều tra, Trạm trưởng TYT xã, 01 Lãnh đạo ủy ban nhân dân xã và 10 người dân bị ốm/ bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 4 tuần trước điều tra, tại xã có 53,2% hộ gia đình có người ốm/bệnh, số người ốm/bệnh có tỷ lệ 17,9% phần lớn là trẻ em, phụ nữ và người già. Triệu chứng/bệnh chiếm tỷ lệ cao là bệnh viêm đường hô hấp trên (35,9%), bệnh về mắt (20,3%), đau xương khớp, đau đầu, đau lưng. Có 98% người ốm/bệnh đã điều trị khi bị ốm trong lần gần nhất. Một số lượng lớn người dân tự mua thuốc điều trị (29,5%), mời cán bộ y tế về nhà KCB (24,4%) hoặc đi KCB tuyến trên (29,8%), trong khi tỉ lệ người ốm đến KCB tại TYT rất thấp (11,9%). Lý do người ốm không đến KCB tại TYT bởi vì thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị, không tin tưởng trình độ của cán bộ y tế. Tỷ lệ người ốm/bệnh có thẻ BHYT và sử dụng dịch vụ KCB tại TYT là 37%. Nghề nghiệp, trình độ học vấn, khoảng cách từ nhà đến TYT của người ốm có liên quan có ý nghĩa thống kê đến việc sử dụng dịch vụ KCB tại TYT. Người dân làm nghề buôn bán, nội trợ, làm ruộng có xu hướng đến TYT để KCB nhiều hơn 3,83 lần so với các đối tượng khác (KTC 95%: 1,05-9,50); Người có trình độ học vấn hết trung học phổ thông đã lựa chọn sử dụng dịch vụ KCB tại TYT nhiều hơn so với các đối tượng khác 3,48 lần (KTC 95%: 1,04-3,99). Người dân sống gần TYT với khoảng cách dưới 5 km có xu hướng sử dụng dịch vụ KCB tại TYT nhiều hơn 2,84 lần người dân sống xa TYT từ 5 km trở lên (KTC 95%: 1,07- 9,50).
English abstract
A cross-sectional study was conducted with a combination of quantitative and qualitative methods and aimed to assess the utilization of healthcare services and its associated factors among people in Duong Lieu commune, Hoai Duc district, Ha Noi, Vietnam. A total of 406 households and 295 residents with illness/sickness during the last 4 weeks, head of CHC, 1 leader of local peoples’ committee, and 10 ill/sick residents were recruited in this study. The results showed that during 4 weeks prior to the survey, 53.2% of households had members with sickness/illness, and 17.9% of those were children, women and the elderly. Symptoms/sickness accounted for different proportions of local residents were upper respiratory infections (35.9%), diseases of the eyes (20.3%) and NCDs. About 98% of ill/sick people received treatment for their sickness/illness in their most recent episodes, including self-medication (29.5%), being visited by healthcare workers at home (24.4%), or seeking healthcare services at higher level health facilities (29.8%), and only 11.9% of sick people used healthcare services at the commune health center (CHC). The reasons for seeking healthcare services at CHC were as follows: being close to home (57.1%), mild condition of illness (28.6%), less waiting time (25.7%), good attitude of health staff (20%), affordable price of healthcare services (17.1%). The reasons for not seeking healthcare services were as follows: lack of drugs and equipment at CHC, no trust in qualifications of health staff. Ill/sick people using healthcare insurance card at CHC accounted for 37%. The study also revealed that the utilization of healthcare services was in a statistically significant association with occupation, education level, and distance from home to CHC. People who worked as tradespeople, housewives or farmers were 3.83 times more likely to use health services at CHC than others (OR=3.83, 95% CI: 1.05-9.50). People who had high-school education were 3.48 times more likely to use health services at CHC, compared to other groups (OR=3.48, 95% CI: 1.04-3.99). People who do not live not far from CHC (<5km) tended to use health services at CHC more than those who had >5km distance from home to CHC (OR=2.84, 95% CI: 1.07 – 9.50).
A cross-sectional study was conducted with a combination of quantitative and qualitative methods and aimed to assess the utilization of healthcare services and its associated factors among people in Duong Lieu commune, Hoai Duc district, Ha Noi, Vietnam. A total of 406 households and 295 residents with illness/sickness during the last 4 weeks, head of CHC, 1 leader of local peoples’ committee, and 10 ill/sick residents were recruited in this study.
The results showed that during 4 weeks prior to the survey, 53.2% of households had members with sickness/illness, and 17.9% of those were children, women and the elderly. Symptoms/sickness accounted for different proportions of local residents were upper respiratory infections (35.9%), diseases of the eyes (20.3%) and NCDs. About 98% of ill/sick people received treatment for their sickness/illness in their most recent episodes, including self-medication (29.5%), being visited by healthcare workers at home (24.4%), or seeking healthcare services at higher level health facilities (29.8%), and only 11.9% of sick people used healthcare services at the commune health center (CHC). The reasons for seeking healthcare services at CHC were as follows: being close to home (57.1%), mild condition of illness (28.6%), less waiting time (25.7%), good attitude of health staff (20%), affordable price of healthcare services (17.1%). The reasons for not seeking healthcare services were as follows: lack of drugs and equipment at CHC, no trust in qualifications of health staff. Ill/sick people using healthcare insurance card at CHC accounted for 37%. The study also revealed that the utilization of healthcare services was in a statistically significant association with occupation, education level, and distance from home to CHC. People who worked as tradespeople, housewives or farmers were 3.83 times more likely to use health services at CHC than others (OR=3.83, 95% CI: 1.05-9.50). People who had high-school education were 3.48 times more likely to use health services at CHC, compared to other groups (OR=3.48, 95% CI: 1.04-3.99). People who do not live not far from CHC (<5km) tended to use health services at CHC more than those who had >5km distance from home to CHC (OR=2.84, 95% CI: 1.07 – 9.50).
Từ khóa
Toàn văn:
PDF (English)##submission.citations##
Bộ Y tế (2012). Niên giám thống kê y tế năm 2010. NXB Y học, Hà Nội.
Bộ Y tế (2013). Báo cáo tổng quan ngành y tế (JAHR). [Internet]. 10/11/2015 [trích dẫn ngày 10/11/2015] Lấy từ: URL: http://jahr.org.vn/downloads/JAHR2013/JAHR2013_Final_VN.pdf
Phòng Kế hoạch nghiệp vụ y, Trung tâm Y tế huyện Hoài Đức (2013). Báo cáo Kết quả công tác 9 tháng đầu năm 2013- Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp 3 tháng cuối năm 2013.
Nguyễn Đình Dự (2007). Mô tả sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang năm 2007. Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
Trần Đăng Khoa (2014). Thực trạng và kết quả một số giải pháp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuyên, tỉnh Thanh Hóa năm 2009- 2011. Luận văn Tiến sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
Trương Thị Cúc (2009). Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sử dụng thẻ BHYT tự nguyện của người dân tại trạm y tế thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009. Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
Lê Phương Tuấn (2006). Thực trạng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ của người dân TYT xã huyện Thanh Trì, Hà Nội năm 2006. Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
Lê Bảo Châu, Trần Hữu Bích, Bùi Ngọc Linh, Hoàng Thế Kỷ và Nguyễn Phương Thùy (2012). “Sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại 7 xã phường Thị xã Chí Linh, Hải Dương năm 2011: Thực trạng và một số đề xuất”. Tạp chí Y tế công cộng, 24 (24): 36-42.
Đỗ Văn Dung, Phạm Thị Thanh Phượng, Nguyễn Thi Thịnh (2014). Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế thôn bản tại Huyện Nho Quan, Tỉnh Ninh Bình năm 2014. Kỷ yếu Hội nghị khoa học Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình năm 2014; Ninh Bình, Việt Nam.
Nguyễn Thị Loan (2013). Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại các trạm y tế phường thuộc quận Ngô Quyền, Hải Phòng năm 2013. Luận văn Thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng.