Tình trạng kháng Insulin và hội chứng rối loạn chuyển hóa ở người trưởng thành 40-59 tuổi thừa cân béo phì tại một phường nội thành Hà Nội (Insulin resistance and metabolic syndrome in overweight/obesity adults 40-59 years at a ward, Hanoi)

Tuyết Mai Trương, Thị Lâm Nguyễn

Tóm tắt


Mục tiêu: Nghiên cắt ngang mô tả tiến hành trên 312 người thừa cân, béo phì, tuổi 40-59 tại phường Láng Hạ thuộc thành phố Hà Nộivới mục tiêu xác định tình trạng kháng insulin, mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa, khẩu phần và hoạt động thể lực ở người trưởng thành thừa cân, béo phì. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng được đo chiều cao, cân nặng, lấy máu tĩnh mạch lúc đói để đo các chỉ số đường huyết, insulin, HOMA-IR, Cholesterol, Triglyceride, HDL-Cholesterol; LDL-Cholesterol; hỏi ghi khẩu phần và hoạt động thể lực trong 3 tháng qua. Kết quả: Kết quả cho thấy tỷ lệ người trưởng thành thừa cân, béo phì 40-59 tuổi có kháng insulin HOMA-IR ³ 1.7 là 64,7%; mắc hội chứng chuyển hóa là 61,3%; tăng huyết áp là 47,4; tăng triglyceride là 67,7%; giảm HDL-cholesterol là 71,3% và rối loạn đường huyết là 64,4%. Tỷ lệ người trưởng thành thừa cân, béo phì có hoạt động tích cực >60 phút/ngày chỉ đạt 25,7%, tuy nhiên tỷ lệ có năng lượng khẩu phần vượt trên mức khuyến nghị chỉ là 9,0%. Kết luận: Tỷ lệ kháng insulin và mắc hội chứng chuyển hóa ở người trưởng thành 40-59 tuổi bị thừa cân, béo phì là cao, bên cạnh đó là các vấn đề về rối loạn lipid máu, glucose máu, ít hoạt động thể lực.

English abstract:

Objective: A cross-sectional study was conducted in 312 overweight/obesity adults age 40-59 at Lang Ha Ward of Hanoi in order to determinate the state of insulin resistance and metabolic syndrome, dietary intake and physical activity among adults with overweight and obese. Subjects and Methods: Anthropometric indices (weight, height) and the blood biochemical levels (fasting glucose, insulin, HOMA-IR, cholesterol, triglycerides, HDL-cholesterol; LDL-cholesterol) were measured. The dietary intake and physical activity were conducted by a recall of 3 past months. Results: The results showed that the percentage of overweight/obesity adults 40-59 year old with insulin resistance HOMA-IR ³1.7 is 64.7%; metabolic syndrome is 61.3%; hypertension is 47.4; hypertriglyceridemia is 67.7%; low HDL-cholesterol is 71.3% and fasting blood glucose >6.1 mmol/L is 64.4 %. Percentage of overweight/obesity adults with extremely active physical > 60 minutes / day is only 25.7%, however, the percentage of dietary energy is higher than the recommendations of dietary enery is only 9.0%. Conclusions: Prevalence of insulin resistance and metabolic syndrome in overweight/obesity adults 40-59 years of age is high, besides the problems of dyslipidemia, blood glucose, less physical activity.


Từ khóa


: kháng insuli;, hội chứng chuyển hóa; người trưởng thành thừa cân béo phì; thành phố Hà Nội; insulin resistance; metabolic syndrome; overweight/obesity adults; Hanoi city

Toàn văn:

PDF (English)

##submission.citations##


Nguyễn Quang Bảy, Tạ Văn Bình, Nguyễn Huy Cường (1999). Trường hợp được chẩn đoán Hội chứng X chuyển hoá tại khoa Nội tiết và đái tháo đường bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Thực hành, số 8 (370): 27-29.

Trần Văn Huy và CS (2005). Tần suất Hội chứng chuyển hóa ở người lớn Khánh Hòa- Việt Nam. Những tiêu chuẩn nào phù hợp với người Việt Nam?. Tạp chí Y học Thực hành, số 523, tr. 252-261.

Nguyễn Công Khẩn, Lê Bạch Mai và cộng sự (2009). Tình trạng rối loạn lipid và một số giải pháp can thiệp ở người trưởng thành. Đề tài cấp nhà nước.

Hà Huy Khôi, Lê Thị Hợp (2012). Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng. Nhà xuất bản Y học.

Bonora E, Targger G, Alberiche M, Bonadonna RC, Saggiani F, Zenere MB, et al. (2000). Homeostasis model assessment closely mirrors the glucose clamp technique in the assessment of insulin sensitivity: studies in subjects with various degree of glucose tolerance and insulin sensitivity. Diabetes Care, 23: 57-63.

Raven. G.M. (1988). Role of Insulin resistance in human disease. Diabetes, 37 (12): 1595-1607

Reaven G (2002). Metabolic syndrome: Pathophysiology and implications for management of cardiovascular disease, Circulation, 106: 286-8.

Son Lent, Kuniia D, Hung NTK, et al (2005). The metabolic syndrome: prevalence and risk factors in the urban population of Ho Chi Minh City. Diabetes Res Clin Pract; 67: 243–250.

Tillin T, Forouhi N, Johnston DG et al (2005). Metabolic syndrome and coronary heart disease in South Asians, African-Caribbeans and white Europeans: a UK population-based cross-sectional study. Diabetologia 48: 649-656

Wannamethee, S.G. & Shaper, A.G (2001). Physical activity in the prevention of cardiovascular disease: an epidemiological perspective. Sports Med 31, 101–114